Một mùa đông lạnh giá lại đến, người người nhà nhà cùng nhau khoác lên mình chiếc áo len đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Quần áo làm bằng vải len không chỉ giữ cơ thể ấm áp mà còn tôn lên vóc dáng người mặc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ chất liệu vải len cũng như hiểu về đặc điểm của chúng. Hãy để Gạo House chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về loại vải này nhé!
1. Vải Len là gì?
Len đọc chuẩn là “laine”, là một loại vải được dệt từ sợi tự nhiên, chủ yếu là lông động vật như cừu, dê, lạc đà, thỏ,… Trong đó, lông cừu được sử dụng nhiều nhất (96% – 97%), lông dê (2%), lông lạc đà (1%), các loại lông khác như thỏ, chim,…(1%).
Nhờ vào đặc tính cách nhiệt, cách điện tốt và khả năng giữ ấm vượt trội, độ bền cao, nên vải len thường được sử dụng để sản xuất quần áo và chăn ga gối đệm.
Dù cho xuất hiện đã nhiều thập kỷ, nhưng dường như chất liệu này không bao giờ là hết hot. Mà từ sợi len truyền thống đó, con người đã sản xuất ra nhiều loại len khác nhau pha từ một số loại sợi như poly, acrylic,… Tuy nhiên, các loại vải này có giá thành thấp hơn nên chất lượng và khả năng giữ ấm không quá cao.
2. Nguồn gốc chất vải Len?
Vải len xuất hiện từ 4000 năm trước Công Nguyên (TCN) tại vùng Địa Trung Hải. Sau khi loài cừu được còn người thuần hóa thì chúng được nuôi để lấy lông kéo sợi. Tuy nhiên, lúc này kỹ thuật dệt từ sợi còn khá thô sơ và đơn giản.
Vào khoảng 3000 đến 1000 năm trước Công Nguyên (TCN), kỹ thuật dệt vải từ sợi lông được cải tiến thêm nhiều phần nhờ những thợ buôn đến từ Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đem đi khắp Châu u. Trong suốt thế kỷ 10 và 11, việc kinh doanh bằng sợi len vô cùng phát đạt.
Nhờ sự thành công đó, con người tiếp tục phát triển, trong đó nước Anh trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất thế giới. Lông cừu được thu hoạch và vận chuyển sang Bỉ để sản xuất vải, nhờ vậy mà nước Bỉ cũng trở thành trung tâm sản xuất vải len hàng đầu vào thời thời kỳ.
Sau này, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kết hợp với các hoạt động giao thương. Sợi len cũng như các sản phẩm làm từ len được du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới và được sử dụng phổ biến như ngày nay.
3. Chất liệu vải Len có mấy loại?
Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại vải len chất lượng cao được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Một số chất liệu phổ biến phải kể đến như:
Tham khảo BST+ Áo thun đồng phục công sở chuyên nghiệp sang trọng
3.1. Vải len lông cừu
Len lông cừu được dệt hoàn toàn 100% từ lông con cừu. Loại vải này có độ đàn hồi không cao nhưng bền bỉ, không bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng. Đặc biệt, sợi len lông cừu dễ nhuộm và bền màu, không bị tan chảy khi tiếp xúc với lửa.
Chất liệu này được sản xuất từ các loại lông cừu cắt xén lần đầu, vì vậy thường khá mềm mịn, mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc. Nhờ vào đặc tính thoáng khí, quần áo may từ vải này có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với thời tiết, cách nhiệt vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, loại len này có giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nếu mặc quá sát cơ thể sẽ có tình trạng cọ xát và gây ngứa. Đồng thời, lông cừu cũng dễ bị co rút và vón cục nên bạn cần bảo quản cẩn thận.
3.2. Vải Len Qiviut
Len Qiviut là một loại vải được làm từ lông con bò xạ hương. Chất liệu này có khả năng cách nhiệt mạnh tốt hơn gấp 8 lần so với len cừu, cho dù sợi vải có thô ráp của nó. Loại vải len Qiviut là một trong những chất len mịn nhất và ấm nhất hiện có. Len Qiviut thường được sử dụng để may găng tay, quần, mũ cũng như vật dụng khác khi thời tiết chuyển lạnh.
Xem thêm:
>>>> Địa chỉ may áo phông công ty uy tín, chất lượng, giá mềm.
3.3. Vải Len Cashmere
Len Cashmere là loại vải được cắt khỏi lớp lông lót của dê Cashmere (Kashmir). Do một lớp lông tơ mỏng tạo ra sản lượng rất ít, nên một con dê chỉ sản xuất được một chiếc khăn quàng cổ. Hoặc phải cần đến hai thậm chí là bốn con dê để sản xuất một chiếc áo len.
Lông của những chú dê Cashmere có độ xoăn tự nhiên nên vải khá nhẹ và thoáng khí, thích hợp với những nơi có độ ẩm cao. Điểm nổi bật của loại vải này là sợi cực kỳ mịn và dày dặn, người mặc sẽ không cảm thấy ngứa và giữ được nhiệt tốt hơn so với len cừu thông thường.
3.4. Vải Len Mohair
Len Mohair là loại vải có nguồn gốc từ dê Angora thuộc vùng Anatolia, địa phận Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Người thợ sẽ hớt lớp lông trên cùng của chú dê để dệt lên tấm vải len. Chất vải có sợi len dày hơn, nhưng do được nuôi dưỡng ở vùng khí hậu ôn hòa nên dê Angola cho ra loại sợi không thô như những loại khác, đồng thời sợi cũng sẽ dài hơn.
So với len cừu, chất liệu len Mohair không chỉ mềm mại mà còn sở hữu độ bóng sáng hơn. Với những đặc tính vượt trội, len Mohair được mệnh danh là “sợi kim cương” nhờ vẻ đẹp sang trọng và khả năng tương thích tuyệt vời với hầu hết các loại thuốc nhuộm. Điều này làm cho loại vải này ngày càng trở nên phổ biến, là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự tinh tế và thời thượng.
3.5. Vải Len Cheviot
Cheviot là một loại len được làm từ bông thô của lông cừu Cheviot. Loại vải này thường được sử dụng để sản xuất các tấm vải len có độ dày vừa phải với kết cấu bề mặt mờ, dùng để làm vải phủ.
Xem thêm:
>>>> Gợi ý 299+ Mẫu áo đồng phục công ty đẹp, chuyên nghiệp, sang trọng.
3.6. Vải Len nguyên chất
Len nguyên chất là loại vải được dệt từ những con cừu được xén lần đầu tiên, hay còn gọi là len cừu. Loại len này được dùng để sản xuất dép đi trong nhà, các mặt hàng quần áo hay đồ gia dụng như chăn và thảm. Bởi chất vải có độ bền tuyệt vời và sự mềm mại vốn có, khả năng hút ẩm tuyệt vời nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
3.7. Vải Len Alpaca
Len Alpaca là dòng len có cấu trúc mờ mượt, óng ả với những sợi bông được dệt từ lông Alpaca. Điểm cộng của loại vải này chính là không gây dị ứng với làn da. Bên cạnh đó, vải có độ mịn và thơm. Nhờ ưu điểm đó, vải len Alpaca được sử dụng để may áo len, mũ lưỡi trai, găng tay, quần áo và các bộ trang phục hàng hiệu.
3.8. Vải Len Merino
Len Merino là một trong những loại vải phổ biến và đây cũng là chất liệu tốt thuộc top đầu những dòng len hiện nay. Vải len này thường được sử dụng để sản xuất các loại trang phục, quần áo và ứng dụng công nghiệp khác. Loại vải này được dệt từ lông cừu Merino tự nhiên nên có nhiều lợi ích như giúp điều chỉnh nhiệt độ, giữ khô và ấm cơ thể, có khả năng không thấm mồ hôi.
Xem thêm:
>>>> Đặt áo đồng phục đẹp, chất lượng tại Gạo House.
Top 10+ Mẫu Áo Đồng Phục Lớp Thiết Kế Đẹp Độc Chất HOt Nhất
3.9. Vải Len lạc đà
Loại vải len này được sản xuất từ lớp lông tơ của lạc đà. Người thợ sẽ thu hoạch những sợi lông rụng của chúng. Lông của lạc đà cũng giống như tóc người, tuy nhiên nhạy cảm và cách nhiệt hơn, giúp người mặc thấy ấm áp và thoải mái hơn. Chất liệu này có thể làm vải áo khoác ngoài, chăn, hàng dệt kim hay thảm đều được.
3.10. Vải Len Angora
Sợi len Angola có nguồn gốc từ lông thỏ Angora cực kỳ mềm và mịn. Loại vải này nổi tiếng là sợi mỏng, mềm và bông nên khá đắt đỏ trên thị trường. Chất vải len Angora được ứng dụng trong ngành thời trang may mặc như áo len, vest, sợi đan và nỉ.
3.11. Vải Len lạc đà không bướu
Đặc điểm của loại vải này đó là siêu mềm, nhẹ và mịn. Tuy nhiên, hạn chế của nó chính là dễ mài mòn khi mặc sát da, cho dù có khoác ngoài. Bạn sẽ khó có thể tìm thấy nhà chăn nuôi lạc đà không bướu để lấy lông kéo sợi len này. Xơ Llama là một loại xơ đặc biệt thường dùng để kéo sợi, nỉ, đan và dệt, nhà sản xuất cũng có thể pha với các loại xơ khác để có sản phẩm mỹ mãn.
Xem thêm:
>>>> Công ty may và in áo đồng phục uy tín, chuyên nghiệp Gạo House.
3.12. Vải Len Vicuna
Len Vicuna được làm từ lông của loài Vicuna, là loại len đắt giá nhất hiện nay. Những sản phẩm như áo len, tất, khăn quàng cổ, áo khoác, bộ đồ cách nhiệt, chăn và các đồ gia dụng khác đều được chế tác từ loại len cao cấp này, mang lại sự sang trọng và ấm áp tuyệt vời.
3.13. Vải Len Shetland
Len Shetland được sản xuất từ lông cừu được tìm thấy ở Scotland. Loại len này có những đặc điểm tuyệt vời của loại dệt len cao cấp. Chất liệu này chắc chắn là dòng vải lý tưởng để may các bộ trang phục mùa đông, giúp người mặc giữ ấm tuyệt đối. Mặc dù vải có thể hơi sờn, nhưng chính điều này lại tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và phong cách riêng biệt cho từng sản phẩm.
3.14. Vải len gân
Vải len gân tăm có cấu trúc đan chặt và độ co giãn cực tốt. Loại vải thường được dùng để làm ra những sản phẩm thời trang như chân váy ôm, áo thun len hay quần legging. Chính vì độ đàn hồi cao nên vải này được các chị em yêu thích rất nhiều bởi có thể tôn lên vẻ đẹp, đường cong mềm mại, quyến rũ.
3.15. Vải len tăm mỏng
Chất Len tăm mỏng có đặc tính là mỏng nhẹ và thoáng khí, phù hợp để may trang phục dành cho mùa xuân hoặc mùa thu như áo len, áo khoác mỏng hay khăn choàng.
Xem thêm:
>>>> Top 99+ Mẫu áo đồng phục đẹp, độc đáo tại Gạo House.
3.16. Vải len cotton
Vải len cotton hay còn gọi là len bông, được dệt kết hợp giữa sợi bông và sợi len. Vì thế, len bông thừa hưởng gần hết đặc tính của 2 loại vải này như: khả năng đàn hồi, giữ nhiệt tốt, bền, hạn hơn so với chất liệu cotton 100%. Nhờ đó, vải len cotton có khả năng chống nhăn, giữ form dáng tốt và hạn chế gây kích ứng cho làn da.
Bên cạnh đó, so với phần lớn các dòng len có nguyên liệu từ động vật thì len cotton có giá thành tốt và tính ứng dụng rộng rãi hơn nhiều.
3.17. Vải len tổng hợp
Vải len tổng hợp đa số sẽ rẻ hơn so với các dòng vải khác. Chất len này được làm chủ yếu từ các sợi tổng hợp có thể là polyester, chất liệu pha,…
3.18. Vải len pha Polyester
Len Polyester là loại vải được pha từ sợi len và sợi tổng hợp Poly nên chúng có giá thành khá mềm. Chất liệu này có kết cấu nhẹ, chống nhăn, chống mài mòn tốt hơn so với len động vật thông thường. Bên cạnh đó, chất vải có bề mặt rất êm ái, không sần sùi như bao loại vải tổng hợp khác, mang đến cho người mặc cảm giác dễ chịu, thư giãn và thân thiện với làn da.
Điều đặc biệt làm nên thương hiệu của len Polyester chính là chống ồn khá tốt, phù hợp sử dụng trong văn phòng, phòng ngủ hay phòng khách, chúng sẽ làm giảm đáng kể mức độ ồn.
Xem thêm:
>>>> May áo đồng phục chất lượng, hình in sắc nét tại Gạo House.
4. Bảng giá vải len mới nhất
Vải len được dệt từ các sợi tự nhiên không pha sẽ có giá thành cao hơn, và chất lượng cũng tốt hơn. Một mét vải có giá dao động khoảng 60.000 VNĐ/m, giá len sẽ phụ thuộc vào chất liệu và định lượng.
5. Ưu điểm và nhược điểm của chất vải Len
Chất len tuy có khả năng giữ nhiệt tốt, thích hợp dùng trong sản xuất các loại quần áo mùa đông gió rét. Nhưng, loại vải này vẫn còn có nhiều hạn chế khác. Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết nhé!
Mẫu Thiết Kế Đồng Phục Công Ty Cao Cấp Sang Trọng HOt tại Gạo house
5.1. Ưu điểm của vải len
Những ưu điểm vượt trội của sợi len phải kể đến như:
- Vải giúp cách nhiệt không khí khô và hơi ấm giúp tạo cảm giác ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó, chất len cũng có khả năng hấp thụ độ ẩm ngưng tụ nhưng cách điện và cách âm tốt nên được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất.
- Vải len được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên có độ mềm mịn, bền bỉ cực cao, khả năng chống mài mòn tốt. Đồng thời, chất liệu ít bị nhăn, giữ cho người mặc luôn chỉn chu, gọn gàng.
- Hơn nữa, vải cũng có tính co giãn và đàn hồi tốt, thích hợp để may các loại trang phục mùa đông hiện đại, trẻ trung, tôn vóc dáng của người mặc.
- Vải len cũng có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt. Nhờ đó, không gây khô da cho người mặc mà thay vào đó là cảm giác thông thoáng, thoải mái và dễ chịu.
- Cũng giống như các loại vải bông tự nhiên khác, chất liệu len có thể nhuộm nhiều màu sắc một cách dễ dàng mà không cần quá nhiều hóa chất. Nhờ vậy, người dùng vừa có thể thoải mái lựa chọn tone màu, vừa đảm bảo an toàn và lành tính với làn da.
5.2. Nhược điểm của chất vải len
Song song với những điểm cộng trên, chất vải len còn tồn tại một số hạn chế, chẳng hạn như:
- Khả năng thấm hút nước cao của vải len đôi khi cũng là nhược điểm của chúng. Bởi khi quần áo làm bằng len giặt sẽ rất lâu khô, ngoài ra cũng có thể bị biến dạng nếu giặt sấy không đúng cách.
- Sợi len dễ bị rách và đứt, nếu một sợi bị tuột ra thì những sợi khác bị rời ra theo, làm toàn bộ tấm vải bị hư hỏng.
Xem thêm:
>>>> 201+ Mẫu áo thun polo đồng phục công sở thanh lịch, sang trọng tại Gạo House.
6. Cách nhận biết sợi len phổ biến hiện nay
Như đã đề cập ở phần trên, vải len hiện nay có 2 phân loại là sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. Mỗi một loại sẽ có những ưu điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tinh ý nhận ra chất lượng thật của loại vải này. Gạo House sẽ chỉ cho bạn 3 cách nhận biết vải len phổ biến hiện nay sau đây:
- Đối với len động vật, khi sờ vào, bạn sẽ có cảm giác mềm mịn, ấm áp. Trong khi đó, len pha tổng hợp sẽ không mềm bằng và có độ thô ráp hơn.
- Len tự nhiên có độ đàn hồi kém hơn len nhân tạo nhưng bề mặt có vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp hơn nhiều.
- Bạn cũng có thể đem loại vải này đi đốt cháy, nếu có mùi khét như tóc thì đó là sợi tự nhiên, còn nếu có mùi khét như nhựa thì đó là len tổng hợp.
7. Ứng dụng của chất liệu vải Len trong đời sống
Len ngày càng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Với tính ứng dụng cao, người dùng thường làm quần áo giữ ấm cơ thể, trang trí nhà cửa, nội thất,… Hãy cùng Gạo House điểm qua một vài công dụng của vải len trong đời sống thường ngày nhé!
Mẫu Thiết Kế Áo Công Ty Mới HOt Chuyên Nghiệp tại Gạo House
7.1. Vải len ứng dụng trong may mặc
Chất liệu len có khả năng giữ ấm cực kỳ tốt, thường được dùng để sản xuất quần áo len, váy len hay phụ kiện như mũ, tất vớ, khăn quàng cổ,… Ngoài ưu điểm mang lại sự ấm áp và mềm mại, thoải mái cho người mặc, vải len còn giúp bạn “thăng cấp” nhan sắc, trông style và trẻ trung, năng động hơn.
Đối với thời trang nữ, len lại càng được ứng dụng đa dạng hơn. Không chỉ là những chiếc áo giữ ấm bình thường trong mùa đông, mà các thương hiệu đã biến tấu để cho ra mắt những item phong cách như áo thun len, áo croptop len cộc tay, áo khoác cardigan nữ,…
Xem thêm:
>>>> Đặt may áo đồng phục polo chất lượng, giá rẻ tại Gạo House.
7.2. Chất liệu len dùng trong đồ nội thất
Vải len có ưu điểm là chống cháy tốt, nên được ứng dụng trong trang trí nội thất như may thảm trải sàn, vỏ bọc ghế sofa, gối tựa, vỏ gối, chăn len,… Trên thị trường hiện nay có rất nhiều màu sắc, vì thế bạn có thể thoải mái lựa chọn để “hồ biến” cho không gian nhà mình thêm sang trọng và tao nhã.
7.3. Làm đồ handmade, trang trí
Đồ handmade làm từ sợi len đang là xu hướng hot trong khoảng thời gian gần đây. Chỉ cần khéo tay một chút và trí sáng tạo, người dùng có thể đan móc ra nhiều sản phẩm xinh đẹp, đáng yêu, độc đáo như con vật, hoa lá, lót ly cốc, túi xách, móc chìa khóa, hay thậm chí là khăn quàng, thảm len. Đặc biệt là các bạn nữ rất đam mê bộ môn này, tự tay mình đan tặng cho người thân, bạn bè hay người yêu đều rất ý nghĩa.
7.4. Làm phân bón từ sợi len
Các loại vải len đã qua sử dụng có thể tái chế thành phân bón hữu cơ. Như vậy, bạn sẽ vừa bảo vệ môi trường sống vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho đất canh tác, thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng.
Xem thêm:
>>>> Gợi ý 99+ mẫu áo thun đồng phục giá rẻ, đẹp tại Gạo House.
7.5. Ứng dụng trong chữa cháy
Nhờ khả năng chịu nhiệt và chống cháy tự nhiên, vải len được ứng dụng trong lĩnh vực chữa cháy. Các sản phẩm làm từ vải len như chăn chữa cháy, rèm cửa chống chạy, có thể làm vật kiểm soát và ngăn chặn ngọn lửa lan ra hiệu quả.
7.6. Dùng để làm sạch vật liệu
Vải len có khả năng thấm hút ẩm cao và có tính chất giữ bụi mịn lại, vì vậy người ta sử dụng để sản xuất đồ dùng làm sạch trong gia đình, các chuỗi bảo dưỡng xe. Một số sản phẩm có thể kể đến như khăn lau, tấm lọc trong máy lọc không khí. Những vật dụng này giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các hạt độc hại, đồng thời thay thế cho các vật liệu như giấy, nhựa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Xem thêm:
>>>> Địa chỉ may áo thun đồng phục cao cấp, uy tín tại Gạo House.
8. Hướng dẫn giặt và bảo quản sản phẩm len đúng cách
Vải len dù có làm từ tự nhiên hay nhân tạo đi chăng nữa, bạn cũng nên vệ sinh và bảo quản một cách cẩn thận. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản len đúng cách:
- Vải len có xu hướng giãn ra theo thời gian sử dụng, vì thế bạn không nên treo quần áo lên móc mà hãy gấp gọn vào tủ quần áo.
- Bảo quản quần áo len ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp làm phai màu len.
- Len có khả năng thấm hút cực tốt nên sẽ gây khó khăn khi giặt. Đồng thời, bạn nên cất đồ len ở nơi thoáng khí tránh tình trạng hình thành nấm mốc.
- Nếu sử dụng máy giặt, hãy giặt ở chế độ vải len nhẹ, tránh tình trạng giặt quá mạnh làm hỏng cấu trúc sợi.
- Sau khi giặt tay xong không nên vắt quá mạnh vì có thể làm biến dạng sợi vải.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh tránh làm hỏng tính chất tự nhiên của len.
9. Một số câu hỏi liên quan đến vải len
Gạo House đã tổng hợp và giải đáp chi tiết những thắc mắc của người dùng dưới đây:
BST+ Áo đồng Phục Công Sở Mới HOt nhất tại Gạo House
9.1. Vải Len mặc có ấm không?
Vải len có đặc tính cách nhiệt và giữ nhiệt cực kỳ hiệu quả, nên quần áo làm từ len sẽ mặc ấm áp hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
>>>> Đặt áo thun đồng phục văn phòng đẹp, logo thêu sắc nét tại Gạo House.
9.3. Quy trình sản xuất len như thế nào?
Để có được một tấm vải len chất lượng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, cụ thể như sau:
- Bước 1: Thu hoạch bông thô bằng cách cắt xén lông cừu hoặc các loài động vật khác.
- Bước 2: Làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mỡ của con động vật dính lên lông. Đảm bảo phải làm sạch hoàn toàn lớp mỡ động vật trước khi kéo sợi.
- Bước 3: Tẩy trắng lông bằng cách ngâm trong nước và chất phụ gia chuyên dụng để lông mềm hơn.
- Bước 4: Cho sợi len vào nước ấm để đun, sau đó đem phơi khô và phân loại thành các kiện.
- Bước 5: Len sau khi được sấy khô thì sẽ tiến hàng chải sợi. Công đoạn này tương tự như sợi bông nhưng dùng máy móc phức tạp hơn nhiều. Người thợ sẽ sử dụng 2 phương pháp là chải thô và chải kỹ để tạo nên những tấm len và thành phẩm tùy theo nhu cầu.
9.4. Vải len có bền không?
Sợi len có độ bền cao nhờ vào các nguyên liệu từ tự nhiên. Bạn có thể sử dụng quần áo bằng vải len mà không cần lo bị nhão, chảy xệ hay mất form sau một thời gian dài sử dụng.
9.5. Mua vải len ở đâu?
Bạn có thể mua vải len tại các cửa hàng chuyên bán vải, chợ vải, hoặc các trang web thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Ngoài ra, những cửa hàng dệt may hoặc cửa hàng nghệ thuật cũng thường có. Nếu bạn ở thành phố lớn, có thể tìm thấy những cửa hàng chuyên cung cấp vải len ở khu vực quận trung tâm. Nếu cần, bạn cũng có thể tham khảo các nhóm mua bán vải trên mạng xã hội.
Xem thêm:
>>>> 50+ Mẫu áo thun đồng phục có cổ lịch sự, chất liệu vải may cao cấp.
9.6. Sợi len có nhanh xù không?
Câu trả lời là có. Sợi vải len có thể xù nếu chất lượng không tốt hoặc nếu vải được sử dụng thường xuyên. Các yếu tố như cách giặt, bảo quản và loại len cũng ảnh hưởng đến mức độ xù. Len tự nhiên thường xù hơn len tổng hợp, nhưng cũng có loại len cao cấp ít xù hơn. Để giảm thiểu xù, bạn nên giặt bằng tay hoặc chọn chế độ giặt nhẹ, và tránh sử dụng nhiệt độ cao khi sấy khô.
Với những ưu điểm nổi bật cũng như tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường, các loại vải len ngày càng thông dụng, được dùng để sản xuất nhiều vật phẩm. Nhưng để sử dụng lâu bền, bạn nên tìm hiểu kỹ đặc tính, cách vệ sinh cũng như bảo quản đúng cách để đồ len kéo dài tuổi thọ. Hy vọng những thông tin mà Gạo House chia sẻ ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới Gạo House để được giải đáp nhanh nhất nhé!