Trong ngành thời trang, yếu tố đóng vai trò quan trọng mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho những bộ trang phục là chất liệu vải. Trong đó có vải gió – một loại vải được ưa chuộng và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhà thiết kế và người tiêu dùng. Tuy nhiên, vải gió là gì? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu tất tần tật thông tin về chất liệu gió qua bài viết dưới đây!
1. Chất liệu vải gió là vải gì?
Vải gió hay còn có tên gọi tiếng anh là Windbreaker fabric. Đây là loại vải có đặc tính chống gió, chống thấm nước và giữ ấm tốt, thường được sử dụng trong sản xuất các loại áo khoác, đồ thể thao và trang phục ngoài trời. Chất liệu gió thường được làm từ các sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon, có khả năng kháng nước và bền bỉ dưới các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đặc biệt, bề mặt vải thường trơn và mịn, giúp giảm lực ma sát khi cọ xát, đồng thời chống bám bụi bẩn. Với khả năng cản gió và cách nhiệt tốt, vải gió mang lại sự thoải mái và bảo vệ cơ thể trước các yếu tố thời tiết như mưa, gió lạnh, rất phù hợp cho các hoạt động ngoài trời và môi trường ẩm ướt.
Tham khảo BST+ Áo thun đồng phục công sở chuyên nghiệp sang trọng
2. Nguồn gốc của chất vải gió?
Nguồn gốc của vải áo gió đến từ nhu cầu phát triển của các loại vải để chống lại thời tiết khắc nghiệt. Ban đầu, loại vải này được chế tạo phục vụ cho các hoạt động ngoài trời như leo núi, thám hiểm và quân sự, bảo vệ được cơ thể khỏi yếu tố tự nhiên.
Vào thế kỷ 20, khi công nghệ sản xuất sợi tổng hợp như nylon và polyester phát triển, vải may áo gió dần được sản xuất từ những loại sợi này nhờ vào đặc tính kháng nước và chống gió tốt. Kể từ đó, vải đã trở nên phổ biến trong ngành thời trang và sản xuất đồ thể thao, đồ bảo hộ lao động và áo khoác ngoài trời, đáp ứng nhu cầu tiện ích và tính thẩm mỹ của người tiêu dùng.
Xem thêm:
====> Top 100+ Mẫu Đồng Phục Gia Đình Đẹp, Hình In Cao Cấp, Chất Lượng
3. Chất vải gió có những phân loại nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải may áo khoác gió khác nhau. Tuy nhiên, loại vải này được phân thành 5 nhóm chính như:
3.1. Phân loại theo kết cấu của bề mặt
Vải gió may áo khoác được phân theo kết cấu của bề mặt thành những loại sau:
3.1.1. Chất liệu gió lì
Vải gió lì hay còn được biết đến với tên gọi vải gió trơn. Loại vải này sở hữu bề mặt mịn màng, không gợn sóng, mang đến cảm giác mềm mại, dễ chịu khi chạm vào. Do được dệt từ những sợi mỏng nên chất liệu gió lì có tính thẩm mỹ cao, khả năng chống nhăn và kháng khuẩn vượt trội. Bên cạnh đó, sự đa dạng về màu sắc của vải cũng là một điểm cộng lớn, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với phong cách của mình.
3.1.2. Vải gió nhũn
Vải may áo gió nhũn là một loại vải có bề mặt mỏng và mềm mại nên không thích hợp in ấn logo hoặc thêu hình in vì rất dễ nhăn. Thay vào đó, loại vải này thường được sử dụng để may các loại áo khoác, áo phao trần bông hoặc áo khoác du lịch. Ưu điểm nổi bật của loại vải này là khả năng chống thấm nước và cản gió cực tốt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhược điểm của vải may gió nhũn là cảm giác hơi bí khi mặc, form áo dễ bị nhăn và không giữ dáng được lâu.
3.1.3. Chất liệu gió gân
Vải may áo gió gân là loại vải có bề mặt dày, điểm nhấn các đường vân dệt tạo nên vẻ ngoài sang trọng, tinh tế. Nhờ cấu trúc sợi dày dặn nên vải có độ bền cao, chống thấm nước và ít bám bụi bẩn. Chính vì những ưu điểm này mà vải gió gân thường được các thương hiệu thời trang và đồng phục cao cấp lựa chọn để sản xuất các sản phẩm chất lượng.
THam khảo BST+ Áo thun doanh nghiệp cao cấp xu hướng tại Gạo House
3.1.4. Vải gió trám
Đây là một loại vải may áo gió cao cấp, được sử dụng nhiều trong quá trình may đồng phục. Bề mặt của vải được dệt hoa văn độc đáo, tạo hiệu ứng đẹp khi may sản phẩm. Bên cạnh đó, vải còn có khả năng chống bụi, chống gió và mang đến cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc.
Xem thêm:
====> Tips Phối Áo Thun Đồng Phục Đẹp, Nổi Bật, Chiếm Trọn Spotlight
3.2. Phân loại vải áo gió cho mùa mưa
Bên cạnh cách phân loại theo kết cấu của vải thì việc phân loại theo mùa cũng là cách chính mà mọi người quan tâm. Dưới đây là cách phân loại vải may áo khó theo mùa mưa.
3.2.1. Vải gió Nylon
Vải nylon là một trong những lựa chọn phổ biến để sản xuất áo khoác gió. Với ưu điểm vượt trội là khả năng chống nước và cản gió cực tốt, vải nylon giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại vải này là tạo ra tiếng động sột soạt khó chịu khi vận động.
3.2.2. Vải Polyester
Vải polyester là một loại vải tổng hợp khác cũng được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất áo gió. Loại vải gió này có thành phần 100% sợi PE, mang đến khả năng chống nước, chống gió và bền bỉ rất tốt. Bên cạnh đó, vải cũng có trọng lượng cực nhẹ, bền bỉ trong thời gian sử dụng.
3.2.3. Vải Polyurethane
Vải polyurethane cũng là một loại vải gió sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như nhẹ, không nhăn và thoáng mát. Bên cạnh đó, vải có khả năng chống nước cực tốt, bảo vệ người mặc khỏi trời mưa. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại vải này là khả năng cản gió không cao bằng các loại vải khác.
BST+ Áo đồng phục sơ mi công sở cao cấp tại gạo house
3.3. Phân loại vải gió cho mùa nóng
Với mùa nóng thì vải áo gió được phân loại như sau:
3.3.1. Vải gió Cotton
Vải Cotton được xem là “King” của các loại vải nhờ sở hữu sự mềm mại, thoáng mát và thấm hút tốt. Loại vải này mang được sản xuất từ những sợi bông tự nhiên, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái và an toàn cho da, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, vải cotton còn có bảng màu đa dạng, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích.
3.3.2. Vải gió Linen
Vải linen là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự tự nhiên và thoáng mát. Với khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng và khả năng thoát ẩm tốt, vải linen giúp cơ thể luôn khô thoáng, kể cả trong thời tiết nóng ẩm. Tuy nhiên, loại vải này thường có giá thành cao hơn so với những loại vải khác.
BST+ Áo đồng Phục Công Sở Mới HOt nhất tại Gạo House
3.4. Phân loại vải gió cho mùa lạnh
Bên cạnh mùa mưa và mùa nắng thì các loại chất liệu gió còn được phân theo mùa lạnh như sau:
3.4.1. Vải gió Tricot
Vải Tricot là một loại vải dệt kim có cấu trúc sợi đặc biệt, tạo nên bề mặt vải mịn màng và có độ đàn hồi tốt. Nhờ vào cấu trúc nên vải Tricot sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: Khả năng giữ ấm tốt, chống thấm nước hiệu quả, bền màu, mềm mại,… Tuy nhiên, những sản phẩm làm từ vải Tricot cần được bảo quản và giặt ủi cần thận để giữ được độ bền và tính thẩm mỹ theo thời gian.
3.4.2. Vải gió Mohair
Vải Mohair là một loại vải cao cấp được dệt từ lông của loài dê Angora. Các sợi Mohair có độ bền cao, bóng mượt và rất mềm mại. Nhờ những đặc tính nổi bật này, vải Mohair thường được sử dụng để may những sản phẩm thời trang cao cấp như áo khoác, áo vest, khăn choàng…
3.4.3. Vải Tweed
Vải Tweed là một trong những chất liệu vải gió cổ điển và được yêu thích nhất trong ngành thời trang. Loại vải này được cấu tạo từ những sợi len tự nhiên, có khả năng thấm hút tốt giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, với những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng giữ ấm và vẻ đẹp sang trọng nên vải Tweed luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích phong cách sang trọng và đẳng cấp.
Tham khảo ngay:
====> May Đồng Phục Cao Cấp, Giá Tốt Trên Thị Trường Tại Gạo House
3.5. Phân loại vải theo nhu cầu của người dùng
Một cách phân loại chất liệu gió cuối cùng là theo nhu cầu của người dùng, cụ thể:
3.5.1. Vải gió kaki
Vải Kaki là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, sở hữu thành phần đặc trưng là ethylene. Loại vải kaki gió có ưu điểm là ít co giãn, chống nước tốt,… nên thường được ưu ái sử dụng để may áo da, balo và túi xách,… Tuy nhiên, loại vải này ít khả năng thấm hút mồ hôi dẫn đến sự bí bách, khó chịu trong quá trình sử dụng.
Mẫu Thiết Kế Áo Công Ty Mới HOt Chuyên Nghiệp tại Gạo House
3.5.2. Vải gió lụa
Đây là một loại vải được kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp sang trọng của lụa và độ bền của vải gió. Chất liệu này được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên kết hợp với sợi tổng hợp, tạo nên một bề mặt mịn màng, nhẹ nhàng và có độ bền cao. Khác với những loại vải khác, chất liệu gió lụa mang đến cảm giác mềm mại, thoáng mát và vô cùng thoải mái khi mặc.
3.5.3. Vải gió poly
Loại vải cuối cùng được phân loại theo nhu cầu sử dụng là vải poly. Được cấu tạo từ 100% sợi Polyester hoặc kết hợp với sợi nylon, vải poly sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như độ bền cao, chống nhăn, ít bị co rút và khả năng giữ màu tốt. Nhờ những đặc tính này, vải poly được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ may mặc (áo khoác, quần thể thao, đồ lót) đến nội thất (rèm cửa, sofa, thảm).
4. Quy trình sản xuất vải gió cao cấp
Quy trình sản xuất ra vải may áo gió cao cấp gồm các bước sau:
- Bước 1- Lựa chọn nguyên liệu: Vải gió cao cấp thường được làm từ các sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon. Các nguyên liệu này được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo độ bền, khả năng chống thấm nước và chống gió.
- Bước 2 – Kéo sợi: Sợi polyester hoặc nylon được kéo thành các sợi nhỏ, mịn để dệt thành vải.
- Bước 3 – Dệt vải: Các sợi được dệt theo kiểu đặc biệt tạo thành lớp vải mỏng, mịn nhưng có cấu trúc chắc chắn, cho phép không khí lưu thông nhưng vẫn chống được gió. Đối với vải gió cao cấp, kỹ thuật dệt sẽ được tối ưu hóa để đảm bảo độ bền, tính năng chống gió và thấm nước.
- Bước 4 – Xử lý phủ lớp chống thấm: Lớp phủ này được áp dụng lên bề mặt vải, giúp vải không thấm nước khi gặp mưa, đồng thời bảo vệ vải khỏi bụi bẩn.
- Bước 5 – Gia công hoàn thiện: Sau khi xử lý lớp phủ, vải sẽ được gia công và cắt theo kích thước tiêu chuẩn.
- Bước 6 – Nhuộm màu: Vải gió sẽ được nhuộm theo màu sắc yêu cầu của khách hàng.
Bộ Sưu Tập Áo Nhóm Sắc Màu Cực Cool Ngầu HOT Trend Tại Gạo House
5. Ưu điểm và nhược điểm của chất vải gió
Hiện nay, các loại vải thun gió được sử dụng rất nhiều trên thị trường. Nhằm giúp bạn hiểu thêm về loại vải này thì Gạo House đã cập nhật những ưu, nhược điểm ngay dưới đây.
5.1. Ưu điểm
Vải gió sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Chống gió hiệu quả: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của chất vải may áo gió. Nhờ sở hữu cấu trúc sợi chặt chẽ nên giúp ngăn cản gió lùa vào, giữ ấm cơ thể.
- Chống thấm nước: Nhiều loại vải may áo gió được phủ lớp chống thấm, bảo vệ người mặc khỏi mưa nhỏ và ẩm ướt.
- Bền bỉ, ít bị nhàu: Vải gió thường có độ bền cao, ít phai màu và ít bị nhàu, giúp bạn tiết kiệm thời gian bảo quản và giặt giũ.
- Nhẹ nhàng, thoải mái: Vải có trọng lượng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi mặc, không gây bí bách.
- Đa dạng mẫu mã, màu sắc: Vải sở hữu nhiều kiểu dáng, màu sắc và họa tiết khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhiều người.
- Dễ giặt ủi: Vải gió thường rất dễ giặt và nhanh khô, tiết kiệm thời gian và công sức.
Xem thêm:
====> 50+ Mẫu Đồng Phục Lớp Đẹp, May Từ Vải Cao Cấp, Giá Tốt
5.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì vải chất gió còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Khả năng thấm hút mồ hôi kém: Vải chủ yếu được làm từ sợi tổng hợp, nên khả năng thấm hút mồ hôi không tốt bằng các loại vải tự nhiên như cotton. Điều này có thể gây cảm giác bí bách, khó chịu khi hoạt động mạnh hoặc trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
- Ít thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất vải thun gió thường tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra nhiều chất thải, gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Không tự phân hủy: Vải gió được làm từ sợi tổng hợp, nên rất khó phân hủy tự nhiên, gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường.
BST+ Đồng Phục Lớp Thiết Kế HOT Trend Nhất Tại gạo House
6. Cách phân biệt các chất liệu vải gió nhanh nhất
Cách nhanh nhất để phân biệt các chất liệu gió là dựa trên cảm giác khi chạm và quan sát bề mặt vải. Vải làm từ polyester thường có bề mặt mịn, bóng nhẹ và khả năng chống nước tốt, nhưng kém thoáng khí hơn so với các chất liệu khác.
Còn vải nilon có độ bền cao, chống thấm nước tốt hơn và thường nhẹ hơn, nhưng khi cọ xát sẽ tạo ra tiếng sột soạt đặc trưng. Ngoài ra, vải gió cao cấp được pha với spandex sẽ có độ co giãn tốt, mềm mại hơn và không bị nhăn nhiều. Do vậy, người dùng có thể phân biệt các chất liệu vải thun gió bằng cách chạm hoặc xoa.
7. Ứng dụng của chất liệu vải gió trong thời trang
Dưới đây là một vài ứng dụng chi tiết của chất liệu vải thun gió được ứng dụng trong thời trang:
7.1. May áo khoác gió
Công dụng đặc trưng của vải gió là được sử dụng để may áo khoác. Với khả năng chống nước và chống gió hiệu quả lên đến 70%, áo khoác may từ loại vải này sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi mùa đông giá rét và những cơn mưa bất chợt. Những thiết kế áo khoác may từ vải thun gió thường sở hữu phong cách trẻ trung, năng động giúp bạn thể hiện vẻ đẹp cá tính.
7.2. May quần gió
Song hành cùng áo khoác thì những chiếc quần gió đã tạo thành set đồ hoàn hảo, bảo vệ cơ thể khỏi gió lạnh và trời mưa. Chất liệu vải từ chiếc quần gió mang đến độ nhẹ, bền, chống thấm nước và thoáng khí tốt. Nhờ đó, bạn luôn cảm thấy thoải mái và ấm áp khi vận động. Hiện nay, quần gió được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng như quần jogger, quần ống rộng, quần skinny, đáp ứng nhu cầu và phong cách của nhiều người.
Tham khảo BST+ Áo thun đồng phục công sở chuyên nghiệp sang trọng
7.3. Vải gió được ứng dụng làm đồ nội thất
Bên cạnh thời trang thì vải thun gió còn được sử dụng để làm rèm cửa và các sản phẩm trang trí. Nhờ vào khả năng chống gió và giữ ẩm tốt, nên các sản phẩm nội thất làm từ vải thun gió luôn mang đến sự hoàn hảo cho người dùng. Ngoài sản phẩm từ đồ nội thất thì loại vải này còn được dùng để làm ga bọc ghế đa dạng màu sắc.
8. Hướng dẫn giặt và bảo quản vải gió đúng cách
Vải thun gió là một chất liệu đặc biệt, đòi hỏi cách chăm sóc riêng để giữ được tính năng và độ bền. Dưới đây là một số cách bảo quản đúng cách mà bạn nên tham khảo:
- Nên giặt áo gió bằng tay để tránh làm hỏng lớp chống thấm nước. Nếu máy giặt có chế độ giặt đồ mỏng manh, bạn có thể sử dụng với chu trình quay nhẹ.
- Giặt áo gió bằng nước lạnh để tránh làm biến dạng vải và giữ được màu sắc tươi mới.
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, chuyên dụng cho áo khoác gió hoặc đồ thể thao. Tránh sử dụng chất tẩy mạnh, nước xả vải có chứa chất làm mềm vải vì chúng có thể làm giảm khả năng chống thấm của áo.
- Phơi áo gió ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Không sử dụng máy sấy vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng lớp chống thấm và làm co vải.
- Sau khi khô hoàn toàn, gấp áo từ vải thun gió gọn gàng và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
9. Giải đáp những thắc mắc về vải gió
Dưới đây là những thắc mắc liên quan đến chất liệu gió mà Gạo House muốn bật mí với bạn:
9.1. Vải gió chống nước hay không?
Được cấu tạo từ sợi nylon hoặc polyester nên vải sở hữu khả năng chống thấm nước tuyệt vời. Lớp phủ đặc biệt trên bề mặt vải giúp ngăn nước xâm nhập, đồng thời tạo nên một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi gió lạnh. Một số sản phẩm vải gió còn được tích hợp thêm lớp ion bạc, tăng cường khả năng kháng khuẩn, mang đến cảm giác thoải mái và tự tin cho người mặc.
9.3. Bảng giá vải may áo gió hiện nay?
Hiện nay, giá vải may áo gió trên thị trường có sự dao động tùy thuộc vào chất liệu và xuất xứ. Các loại vải phổ biến như polyester và nylon, được sử dụng rộng rãi cho áo gió, có giá trung bình từ 80.000 đến 200.000 VNĐ/mét.
Vải gió cao cấp với các tính năng như chống thấm nước, cản gió và có độ co giãn, thường có giá cao hơn, dao động từ 250.000 đến 400.000 VNĐ/mét. Ngoài ra, giá cũng có thể thay đổi tùy theo chất lượng lớp phủ chống thấm và thương hiệu cung cấp vải.
BST+ Đồng Phục Lớp Thiết Kế HOT Trend Nhất Tại gạo House
9.4. Vải gió có thoáng khí không?
Ngày nay, các loại vải thun gió đã được nhà sản xuất cải tiến bằng cách kết hợp các sợi tự nhiên như Cotton hoặc len, tạo ra các lỗ thoát khí nhỏ li ti trên bề mặt. Nhờ vậy, vải thun gió hiện đại thường có khả năng thoáng khí, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
9.5. Mua vải gió ở đâu uy tín?
Để mua vải thun gió cao cấp, uy tín thì bạn có thể đến tham khảo các cửa hàng vải lớn như chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Tân Bình và chợ An Đông (TP.HCM). Đây là những nơi nổi tiếng về các loại vải với nhiều nhà cung cấp đa dạng về mẫu mã và giá cả hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các cửa hàng vải online uy tín hoặc những trang thương mại điện tử chuyên về vải cũng là lựa chọn tốt để mua vải gió chất lượng cao.
9.6. Vải may áo khoác gió có nhăn không?
Vải may áo khoác gió thường ít bị nhăn nhờ vào đặc tính của các sợi tổng hợp như polyester và nylon. Những chất liệu này có độ đàn hồi và co giãn tốt, giúp vải giữ được form dáng mà không dễ bị nhăn khi sử dụng hoặc gấp gọn. Đặc biệt, các loại vải gió cao cấp thường được phủ thêm lớp chống thấm và chống gió, không chỉ tăng cường khả năng bảo vệ trước thời tiết mà còn giúp bề mặt vải mịn màng, hạn chế việc hình thành nếp nhăn.
BST+ Áo đồng phục sơ mi công sở cao cấp tại gạo house
9.7. Vải gió có gây hại cho làn da không?
Theo nghiên cứu thì chưa có bất kỳ loại vải gió nào gây ảnh hưởng tới làn da của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu vải không thoáng khí hoặc có chất lượng kém có thể khiến làn da bí bách, gây kích ứng và khó chịu. Để tránh các vấn đề này xảy ra thì bạn nên chọn những loại vải có lớp lót thoáng khí, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi tích tụ.
9.8. Phân biệt áo khoác vải gió và vải dù?
Những mẫu áo khoác gió và vải dù thường dễ nhầm lẫn bởi có nhiều điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên, hai loại vải này vẫn có sự khác biệt rõ rệt như:
- Áo khoác gió thường được làm từ polyester hoặc nylon, có khả năng chống gió và giữ ấm tốt, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời trong thời tiết lạnh hoặc nhiều gió. Vải gió nhẹ, mềm và thường có lớp lót thoáng khí để tạo cảm giác dễ chịu khi mặc.
- Áo khoác vải dù, thường làm từ nylon, có khả năng chống thấm nước cao hơn và bền chắc hơn nhờ cấu trúc sợi dày dặn. Vải dù thường được sử dụng trong các loại áo khoác đi mưa hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, vải dù có thể cứng và nặng hơn so với vải gió, ít thoáng khí hơn.
9.9. Có ủi được vải gió không?
Vải thun gió có cấu trúc đặc biệt, được làm từ các sợi tổng hợp nhẹ và không thấm nước. Tuy vậy, việc tiếp xúc trực tiếp loại vải này với nhiệt độ cao sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: Cháy xém, co rút, mất màu,… Vì vậy, hãy chú trọng trong quá trình giặt ủi loại vải này nhé!
THam khảo BST+ Áo thun doanh nghiệp cao cấp xu hướng tại Gạo House
10. Địa chỉ may áo đồng phục bằng vải gió chất lượng, giá tốt
Gạo House là một trong những đơn vị may đồng phục uy tín, giá tốt, cung cấp các loại vải chất lượng trên thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, Gạo House đã có gần 13 năm trên thị trường đồng phục, đầu tư vào xưởng sản xuất quy mô lớn, trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. Nhờ đó mà các sản phẩm của Gạo House khi được ra đời đều đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, xưởng Gạo còn đầu tư vào chất lượng vải, luôn tuyển chọn loại cao cấp, chất lượng nhằm mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho khách hàng. Nguồn vải tại Gạo House được nhập khẩu trực tiếp, không qua trung gian nên có giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Xem thêm:
====> Gạo House – Đơn Vị May Đồng Phục Học Sinh Uy Tín, Chất Lượng, Giá Tốt
Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc vải gió là gì? Ưu, nhược điểm của vải gió. Nếu bạn đang muốn sở hữu những mẫu đồng phục may từ loại vải cao cấp, bền đẹp thì hãy liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhé!