Chất vải kaki cotton ngày càng khẳng định vị thế vững chắc của mình trong thế giới công nghiệp may mặc. Từ những sợi vải nhỏ nhắn, nhà sản xuất đã thêu dệt lên thành những món đồ cá tính và đẳng cấp, đốn ngã bao trái tim của mọi tín đồ thời trang. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chất liệu đặc biệt này, có những phân loại nào, ưu nhược điểm ra sao. Hãy cùng Gạo House khám phá nét đặc biệt trong nó nhé!
Xem thêm:
====> Vải Cotton là vải gì? May áo polo đồng phục công ty bằng vải Cotton cao cấp.
1. Vải Kaki là gì?
Vải Kaki hay còn có tên tiếng anh là chất liệu Khaki. Loại vải này được dệt 100% từ sợi cotton hoặc sử dụng sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Chất vải này có tính chất nổi bật là bền, mát, không nhăn, co giãn tốt, thớ vải khá thô, cứng cáp và dày, giúp giữ form dáng sản phẩm. Mặc dù bề mặt vải nhìn khá kín, nhưng vải kaki vẫn mang lại cảm giác thoải mái và thoáng khí cho người mặc.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất hiện nay cũng pha thêm một số chất liệu tổng hợp khác với chất kaki nhằm tăng thêm tính ưu việt vải, đồng thời khắc phục một số hạn chế của nó.
Xem thêm:
====> Địa chỉ may áo thun đồng phục cao cấp từ vải kaki cotton chất lượng.
2. Nguồn gốc của chất liệu Kaki
Chất liệu Kaki xuất hiện lần đầu tiên từ thế kỷ thứ 19, được Harry Bernett Lumsden tạo ra khi ông đang là người phụ trách may những bộ quân phục cho quân đội Anh vào thời đó. Lúc đó, quân đội Anh thường mặc những bộ trang phục làm từ chất len.
Nhận thấy chất liệu này quá nóng và gây khó chịu, đặc biệt là quân lính phải hoạt động dưới thời tiết oi bức khiến họ không thấy thoải mái, làm ảnh hưởng tới tâm lý chiến đấu. Sau một thời gian nghiên cứu, Harry Bernett Lumsden đã sáng chế ra một loại vải mới có độ mỏng, nhẹ và thoáng khí hơn, đó chính là vải kaki ngày nay.
Thời gian cứ trôi qua, chất liệu kaki được sử dụng ngày càng phổ biến, được thợ may dệt nên những mẫu quần áo đa dạng kiểu dáng, màu sắc và đầy phong cách. Hơn nữa, vào những năm sau 2000, không chỉ là vải kaki đơn thuần nữa mà có thêm nhiều loại vải pha khác tùy vào loại quần áo muốn may.
3. Quy trình sản xuất chất vải Kaki
Mẫu Thiết Kế Đồng Phục Công Ty Cao Cấp Sang Trọng HOt tại Gạo house
Để làm ra một thớ vải kaki chất lượng phải trải qua 4 bước sau đây:
Bước 1: Thu hoạch bông
Khi thu hoạch bông xong, người thợ cần phải tỉ mỉ lựa chọn cẩn thận những quả bông có chất lượng cao, đồng đều về kích thước và màu sắc. Sau đó, bông sẽ được đem đi làm sạch để loại bỏ tạp chất như bụi, bùn đất, hạt trước khi chuyển sang công đoạn khác.
Bước 2: Kéo sợi
Sau khi thu hoạch và làm sạch, xơ bông được đánh rối, tiệt trùng, và kéo thành sợi thô dài để tăng độ bền. Cuối cùng, sợi được hồ bằng tinh bột và các chất nhân tạo, giúp vải dệt có độ bền và bóng hơn.
Bước 3: Dệt vải
Các sợi kaki sẽ được dệt kết hợp sợi dọc và sợi ngang bằng máy. Đối với vải kaki cotton thường được dệt theo kiểu vân chéo, tạo độ dày và cảm giác mềm mại. Sau khi dệt, vải được đun trong dung dịch hóa học và các chất phụ gia ở nhiệt độ và áp suất cao để loại bỏ tạp chất. Tiếp đó, vải được làm bóng để sợi cotton nở ra, giúp màu sắc khi nhuộm được lên đều và đẹp hơn.
Bước 4: Nhuộm màu
Sợi vải sẽ được tẩy trắng và nhuộm bằng các loại thuốc chuyên dụng để tăng khả năng bám màu. Sau mỗi lần nhuộm, vải được đem đi giặt để loại bỏ tạp chất và hóa chất còn sót lại, đảm bảo màu lên chuẩn và bền đẹp.
4. Vải Kaki có những phân loại nào?
Để đáp ứng được nhu cầu may mặc của người tiêu dùng, các nhà sản xuất vải đã không ngừng ra mắt nhiều loại vải kaki khác nhau với đặc tính riêng. Chất liệu chính vẫn là sợi cotton nhưng khi pha với các loại sợi khác nhau sẽ cho ra những chất vải khác nhau. Hãy cùng Gạo House điểm qua một vài chất liệu kaki phổ biến sau đây:
BST+ Áo đồng Phục Công Sở Mới HOt nhất tại Gạo House
4.1. Vải Kaki thun (kaki mềm)
Chất liệu kaki thun thường được gọi là vải kaki co giãn hay kaki mềm. Chất vải này được pha thêm sợi tổng hợp spandex nhằm tăng tính đàn hồi của sản phẩm. Nhờ sự kết hợp này giúp vải vừa giữ được độ dày dặn vừa mang lại cảm giác thoáng mát và thoải mái cho người mặc.
Với độ co giãn của sợi spandex, chất kaki thun được nhiều người lựa chọn để may trang phục ôm sát cơ thể, đồng phục lao động hay áo đồng phục công ty. Đặc biệt, vải được dùng để may váy, vest nữ, quần tây nữ, mang đến vẻ đẹp thanh lịch cho những cô nàng công sở.
4.2. Vải Kaki Cotton
Vải Kaki Cotton được dệt 100% từ sợi bông tự nhiên nên mang đến cảm giác mềm mịn, dễ chịu cho người mặc. Cũng chính vì vậy, kaki cotton có giá thành cao hơn so với các chất liệu kaki pha.
Chất liệu kaki cotton được dùng chủ yếu trong ngành thời trang, may trang phục nữ như áo măng tô, váy ôm body, những loại quần ôm, áo váy gia đình… giúp các nàng tôn lên vóc dáng cân đối của mình. Ngoài ra, chất liệu kaki cotton cũng được sử dụng để sản xuất quần short cho nam giới.
Xem thêm:
====> Công ty may áo thun đồng phục bằng vải kaki cotton cao cấp.
4.3. Vải Kaki thô (chất kaki không thun)
Vải kaki thô còn có tên gọi khác là chất kaki không thun. Loại vải này có đặc tính nổi bật như ít nhăn, cứng cáp, độ co giãn không quá cao. Nhờ đặc điểm đó, chất liệu kaki thô được ứng dụng để may quần tây cho nam giới, nhằm giữ form đứng, tăng vẻ tinh tế và lịch lãm cho người mặc. Hơn nữa, độ cứng cáp của vải cũng là điểm sáng để may đồng phục bảo hộ lao động giúp người mặc tránh được những va chạm, tổn thương không mong muốn.
4.4. Vải Kaki lụa
Một nhược điểm của chất liệu kaki chính là độ cứng của nó, nhưng để khắc phục điều này, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra mắt vải kaki lụa. Kaki lụa mang nhiều ưu điểm của lụa thật, giúp giảm độ cứng và tạo cảm giác mịn màng, mát mẻ hơn.
Dù vậy, kaki lụa vẫn giữ được những ưu điểm vốn có của vải kaki, như không bị phai màu và độ bền cao. Loại vải này thường được sử dụng để may các bộ trang phục như vest, váy hoặc những trang phục khác dành cho nam giới.
Xem thêm:
====> Top 99+ Mẫu áo phông đồng phục doanh nghiệp đẳng cấp, thanh lịch.
4.5. Vải Kaki dù
Vải kaki dù là loại vải được dệt từ sợi tơ nhân tạo và sợi polyester, cotton và lớp phủ dù, tạo nên chất liệu đặc biệt với khả năng chống nước vượt trội. Được làm từ sợi PE và cotton, chất kaki dù không chỉ có tính năng chống nước và bụi bẩn mà còn có độ bền cao, chống nhăn, dễ dàng giặt ủi.
Chất liệu kaki dù cũng có thể sẽ ít thoáng khí và thấm hút mồ hôi so với chất vải kaki cotton, nên thường được dùng để may áo khoác, áo mưa, quần short, túi xách hay balo.
4.6. Vải Kaki 65/35
Vải kaki 65 35 là loại vải được dệt chủ yếu từ Polyester và Cotton với tỉ lệ 65% PE + 35% Cotton. Chất liệu kaki 65/35 kế thừa sự mềm mịn và thoáng mát của sợi cotton và độ bền bỉ của sợi poly.
Chất liệu này không chỉ giữ được form dáng cứng cáp và chống co rút chỉ, mà còn có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả. Chính nhờ những ưu điểm này, vải kaki 65/35 trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc may quần áo bảo hộ lao động, đảm bảo người mặc không bị thương trong quá trình làm việc.
Xem thêm:
====> 199+ Mẫu áo đồng phục polo công ty đẹp, sang trọng, chất lượng.
4.7. Vải Kaki hàn quốc
Vải kaki Hàn Quốc là loại vải được dệt từ 100% sợi cotton hoặc kết hợp cotton với một lượng sợi polyester tổng hợp. Chất liệu này có độ dày vừa phải, mang đến cảm giác chắc chắn nhưng vẫn rất thoáng khí và mát mẻ khi mặc. Đặc biệt, kaki Hàn Quốc kết hợp ưu điểm của polyester như khả năng chống nhăn và chống bám bụi, giúp duy trì vẻ ngoài gọn gàng và tươi sáng.
5. Ưu điểm và nhược điểm của chất vải Kaki
Dù chất vải có đạt tiêu chuẩn tốt đến đâu, mỗi loại đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng. Vậy vải kaki nổi bật với những đặc điểm gì? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu ngay trong phần dưới đây:
Tham khảo bst+ áo thun cổ tròn teambuilding cực chất
5.1. Ưu điểm vải Kaki cao cấp
Chất kaki có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Vải kaki có cấu trúc dệt đặc biệt nên bạn không cần lo sẽ bị nhăn hay là bai xù
- Chất kaki có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và rất thoáng khí, tại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.
- Chất liệu kaki có độ cứng cáp và đàn hồi nhất định, giúp sản phẩm giữ được form dáng, không chị chảy xệ hay nhăn nhúm sau khi giặt.
- Trong quá trình sản xuất, người thợ sẽ cho thêm những hóa chất để khi nhuộm sẽ lên màu chuẩn và đẹp hơn. Chính vì thế, chất kaki rất đa dạng màu sắc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Quần áo được may từ vải kaki cotton nên nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên. Bởi vậy, chất vải rất an toàn cho môi trường và sức khỏe của người dùng.
5.2. Nhược điểm của vải Kaki
Bên cạnh những điểm ưu việt trên, chất liệu kaki cũng có một số hạn chế như:
- Bản chất vải cứng nên không thể thiết kế những bộ trang phục quá cầu kỳ. Mặc dù đa dạng về màu sắc, nhưng loại vải này cũng chỉ may được trang phục đơn giản với những thiết kế cơ bản.
- Do dệt từ sợi tự nhiên nên vải kaki cotton thường có giá thành rất cao. Để khắc phục điều đó, nhà sản xuất sẽ pha thêm một số chất liệu khác để có giá cả phù hợp với người tiêu dùng hơn.
Xem thêm:
====> 201+ Mẫu áo phông đồng phục công ty giá tốt, chất đẹp, form chuẩn.
6. Hướng dẫn nhận biết chất liệu Kaki chuẩn
Đối với những người mới kinh doanh hay người tiêu dùng thông thường thì bạn có thể sử dụng các phương pháp nhận biết đơn giản như sau:
- Vải kaki thun và chất kaki thô: Bạn có thể quan sát độ dày và độ co giãn của chất liệu. Nếu mỏng và mềm đó chính là vải kaki thun, ngược lại thì là kaki không thun.
- Vải kaki poly và kaki cotton: Bạn có thể mang đi đốt cháy, nếu mẩu vải nào cháy nhanh, có ngọn lửa màu vàng và tro vải dễ bóp nát thì là kaki cotton. Còn nếu mẩu vải không bén lửa và có mùi thơm nhẹ, đích thị đó là vải kaki polyester.
7. Ứng dụng của vải Kaki trong đời sống hàng ngày
Với những đặc điểm riêng của mình, chất liệu kaki được sử dụng phổ biến để may quần áo, phụ kiện hay đồ dùng nội thất:
Top 10+ Mẫu Áo Đồng Phục Lớp Thiết Kế Đẹp Độc Chất HOt Nhất
7.1. Ứng dụng chất vải kaki trong thời trang
Chất liệu kaki là lựa chọn hàng đầu để may áo đồng phục công ty, mang đến tính thẩm mỹ cho người mặc. Một số loại trang phục thường thấy như: quần tây kaki, váy kaki, áo sơ mi kaki,… đây là những item không thể thiếu trong tủ đồ của những chàng trai cô gái công sở.
Ngoài ra, chất vải kaki cũng được dùng để may nhiều loại trang phục thường ngày như quần short, quần jogger, áo thun, áo khoác. Với ưu điểm mềm mại và đa dạng màu sắc, mang đến cho người mặc sự thoải mái và thoải mái lựa chọn các phong cách khác nhau.
Nhờ điểm sáng bền bỉ, dễ giặt ủi, vải kaki thích hợp để may các bộ đồng phục nhà hàng, công nhân, bảo vệ,…
Hơn nữa, chất vải kaki còn được dùng để may túi xách, balo, mũ nón, giúp bạn có thể thay đổi linh hoạt phong cách và khoe cá tính.
7.2. Dùng để sản xuất đồ nội thất
Ngoài việc sử dụng vải kaki để may quần áo, thì chúng còn có giúp ngôi nhà của bạn thêm ấm cúng, đẹp mắt hơn. Một số sản phẩm làm từ chất liệu kaki như:
- Ghế sofa: Chất liệu kaki có độ bền bỉ nhất định, chống bám bụi tốt và dễ dàng vệ sinh. Từ đó, giúp mọi người tiết kiệm thời gian trong việc dọn dẹp nhà cửa.
- Rèm cửa: Chất kaki nổi tiếng với độ cứng cáp, giữ form tốt, màu sắc đa dạng, hiện đại, vì thế chúng được dùng để may rèm cửa tạo nét đẹp sang trọng cho ngôi nhà.
- Chăn ga gối đệm: Các chất vải kaki lụa, kaki cotton, kaki thun dùng để may chăn ga gối đệm sẽ có độ thoáng khí, mềm mại và dễ dàng vệ sinh.
Xem thêm:
====> 599+ Mẫu áo phông đồng phục nhóm sang – xịn – mịn tại Gạo House.
7.3. Sản xuất vật dụng
- Túi đựng đồ: Sử dụng vải kaki dù để may túi đựng bút, túi quần áo,… bởi vì nó có khả năng chống nước, chống bám bụi và độ bền cao.
- Lều trại: Nhờ đặc tính chống thấm, chống gió tốt, vải kaki được nhiều nhà sản xuất lựa chọn để may lều cắm trại.
- Dây đai: Với tính chất đặc thù của dây đai là bền, ít co giãn, chống mài mòn nên chất liệu kaki chắc chắn là ứng cử viên sáng giá để sản xuất dây đai.
8. Tips bảo quản và vệ sinh vải Kaki đúng cách
Chất vải kaki khá dễ bị bạc màu, chất vải cũng bị xơ nếu bạn giặt quá mạnh, đặc biệt những sản phẩm được làm từ màu sáng thường dễ bám bẩn. Vì vậy, để chúng luôn mới thì bạn có thể áp dụng một số mẹo hay sau đây:
- Bạn nên giặt bằng nước lạnh để giữ màu và giúp chất vải bền chặt hơn.
- Khi bị bám bụi, nấm mốc thì bạn có thể dùng giấm chua để giặt, ngâm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ, sau đó đem đi giặt lại với nước sạch.
- Đối với quần áo tông màu đậm như tím than, đen,… rất dễ phai nên bạn có thể ngâm trong nước muối vài tiếng, sau đó đem giặt lại với nước.
- Sau khi giặt xong, bạn có thể cho khoảng 1 lít trà đen hoặc cà phê vào nước xả cuối cùng.
- Bạn nên phơi quần áo vải kaki ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Bạn có thể lộn trái quần áo để phơi, giúp sản phẩm bền màu hơn và đỡ bị nhăn nhăn.
Xem thêm:
====> Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản áo đồng phục polo may bằng vải kaki cotton.
9. Một số câu hỏi thường gặp về chất liệu Kaki
Chắc hẳn, bạn đang gặp khó khăn khi tìm hiểu về chất vải kaki hoặc quá chán khi phải lướt một đống thông tin nhưng không chọn lọc được. Vì vậy, Gạo House đã tổng hợp những câu hỏi cơ bản và giải đáp như sau:
Tham khảo bst+ áo lớp, áo nhóm thể thao in số theo yêu cầu
9.1. Vải Kaki có co giãn không?
Vải kaki thun hay kaki cotton đều được pha thêm một lượng spandex vừa đủ, nhằm tăng tính đàn hồi cho sản phẩm, vì vậy chất liệu kaki có độ co giãn cực kỳ tốt.
9.2. Chất Kaki có nhăn không?
Câu trả lời là không, ngược lại chất kaki có khả năng chống nhăn rất tốt. Chất kaki được pha phối với các sợi tổng hợp khác như polyester hoặc lụa thường chống nhăn, giúp vải giữ form dáng hiệu quả.
9.3. Chất vải Kaki có ủi được không?
Mỗi loại chất vải khác nhau sẽ có nhiệt độ ủi tương ứng để bảo đảm chất lượng và độ bền. Đối với kaki, nhiệt độ ủi quần áo thường nằm trong khoảng 180 – 200 độ C. Tuy nhiên, chất liệu kaki thường được pha với các loại vải khác, nên khi là ủi, bạn nên chú ý đến thông tin nhiệt độ cụ thể trên tem nhãn của sản phẩm để tránh làm hỏng sản phẩm.
9.4. Vải Kaki có những tông màu nào?
Vải Kaki được sản xuất rất nhiều tông màu khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn. Gam màu được dùng nhiều nhất vẫn 4 tông màu chính gồm: Kaki rám nắng (kaki nguyên bản), Kaki nhạt (kaki nâu), Kaki xanh (kaki xám) và Kaki sẫm màu.
Xem thêm:
====> 399+ Kiểu dáng áo lớp và hình in độc đáo may bằng vải kaki cotton tại Gạo House.
9.5. Vải Kaki có dễ phai màu không?
Chất liệu kaki có độ bền màu cao, tuy nhiên chúng vẫn sẽ bị phai màu nếu bạn không biết cách bảo quản. Chất liệu này thường có tông màu như vải kaki đen, kaki trắng, nâu đỏ, xanh,… nên dễ gặp phải tình trặng phai màu nhạt hơn hoặc bị ố vàng.
10. Địa chỉ may quần áo đồng phục bằng Kaki cao cấp, giá tốt
Gạo House là công ty in và may đồng phục uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng. Với gần 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang cùng với công nghệ may hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, đảm bảo mang đến cho bạn những sản phẩm quần áo cao cấp từ vải kaki. Với hàng nghìn kiểu dáng và mẫu mã như áo váy đồng phục kaki, đầm đồng phục học sinh, áo công sở và nhiều loại trang phục cho các ngành nghề khác.
Hơn nữa, khi đặt in đồng phục theo yêu cầu tại Gạo House, khách hàng sẽ nhận được vô vàn những ưu đãi “khủng”. Bên cạnh đó, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, miễn phí giao hàng toàn quốc và đa dạng hình thức thanh toán linh hoạt. Bạn cũng có thể ghé ngay Gạo House để được xem tận mắt, sờ tận tay chất vải, kiểu dáng và nhận tư vấn kỹ lưỡng từ chúng tôi.
Hy vọng bài viết hôm nay đã giải đáp được những thắc mắc và cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin hữu ích về chất vải kaki. Ngần ngại gì mà hãy làm đẹp ngay cho công ty mình bằng những chiếc áo thun đồng phục cao cấp làm từ kaki nhé!